//
wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Làng chài Cái Bèo
23/07/2021 1.728 lượt xem

Làng chài Cái Bèo (hay còn gọi là làng chài Vụng O, thuộc quần đảo Cát Bà, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng) là một trong những ngôi làng nổi cổ lớn nhất cả nước ở thời tiền sử. Đây là một làng chài có khoảng 300 bè nổi. Cuộc sống của cư dân làng chài Cái Bèo gắn liền với hoạt động đánh bắt hải sản và nuôi cá lồng trong vịnh.

“Cái Bèo” là tên gọi đã hình thành từ hàng ngàn năm về trước, gắn với quá trình hình thành, phát triển của người Cát Bà cổ, đã tiến từ trên rừng xuống biển để tìm nguồn thức ăn từ đại dương. Cái là từ để chỉ một dạng bãi chiều, khi thủy triều thấp (nước ròng) ngư dân thường đến thu lượm hải sản như: sò, ốc, bàn mai, sâng, hà… Khu vực Cái Bèo xưa là một vùng cái rộng lớn, phong phú, đa dạng nguồn lợi thủy sản, đồng thời là vụng kín an toàn để thuyền, mảng tránh trú khi biển động, gió lớn. Thuyền của ngư dân thập phương đổ về đánh bắt, thu lượm hải sản ở vụng Cái này ngày càng nhiều. “Nước chảy, bèo trôi” là hiện tượng tự nhiên, nơi có sông nước ở đồng bằng Bắc Bộ thường có Bèo (loài thủy sinh rất phổ biến) theo các dòng chảy của các con sông đổ ra biển. Ngư dân cổ ví von rằng thuyền, mảng của ngư dân đến và tụ lại khu vực vụng cái này như những “cánh Bèo trôi giạt khắp phương trời”. Từ Bèo được hình thành từ đây, hợp với chữ Cái thành tên gọi “Cái Bèo”. Tên gọi Cái Bèo đồng thời dùng làm tên gọi của Bến tàu du lịch Cái Bèo, Làng chài Cái Bèo, Di chỉ khảo cổ học Cái Bèo như ngày nay.

Nhìn từ xa, vịnh Cái Bèo hiện ra thật đẹp với làn nước màu xanh lục, núi đá nhấp nhô hòa lẫn với màu trời trong xanh. Vẻ thơ mộng của thiên nhiên và cuộc sống nhộn nhịp của làng chài tạo nên một vẻ đẹp hiếm thấy. Trên mặt nước bồng bềnh, làng chài gồm nhiều nhà thuyền kết liền với nhau thành nhóm. Không chỉ có những con thuyền, trên vịnh Cái Bèo còn có những ngôi nhà nổi kết lại san sát với nhau bằng những lồng bè nuôi cá. Từ nhà này có thể dễ dàng bước sang nhà kia trên một chiếc cầu nhỏ bắc ngang hay trên những thanh lồng.

Đến với làng chài Cái Bèo, du khách có thể trải nghiệm một cách khá thú vị là thuê thuyền tham quan giữa các hộ gia đình nuôi cá bè, tìm hiểu cuộc sống của người dân làng chài. Không chỉ thế, du khách còn có thể thoải mái ngắm nhìn khung cảnh nên thơ của vịnh và thưởng thức những món ăn đặc sản chế biến từ cá, tu hài, tôm trên các nhà hàng nổi do chính bàn tay người dân làng chài đánh bắt hay nuôi trồng. Sinh hoạt ở làng chài là những sinh hoạt độc đáo, thú vị và hiếm gặp. Có hàng trăm bè cá lớn nhỏ cùng ở trong một khu vực vịnh rộng lớn.

Mỗi buổi sáng, khi mặt trời lên trên biển Cát Bà, lũ cá quẫy mình đòi ăn làm xao động cả một vùng nước, hòa cùng tiếng í ới gọi nhau đi học của trẻ em làng chài... sẽ là trải nghiệm thú vị với du khách.

Làng chài Cái Bèo gắn liền với Di chỉ khảo cổ học Cái Bèo, được xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 2009. Rất hiếm có một nơi nào cảnh quan thiên nhiên lại gắn liền và hài hòa với di tích văn hóa như ở đây. Cùng với cuộc sống tấp nập nhộn nhịp. Cái Bèo luôn cuốn hút du khách với hai vẻ đẹp hòa quyện giữa mộng mơ và thực tế./.

Các điểm đến khác
Hòn Guốc Cát Bà Hòn Guốc Cát Bà
Sự tích Hòn Guốc (gần cửa vịnh Cát Bà và bãi tắm Cát Cò), nơi đây có cảnh đẹp trần gian nên các nàng tiên thường xuống hạ giới tắm biển thưởng ngoạn.
Đền Vua bà Làng Hạ Đền Vua bà Làng Hạ
Ngư dân Cái Làng Hạ và Cô Đô thuộc vịnh Lan Hạ lập đền thờ và đặt tên là đền “Vua Bà Làng Hạ”. Đầu thế kỷ 20, quân Pháp mở trận càn vào Cái Làng Hạ và thôn Cô Đô ở vịnh Lan Hạ để truy tìm cơ sở kháng chiến, người Pháp đã dỡ bỏ đền “Vua bà Làng Hạ”.
Hòn Bụt Đầy Hòn Bụt Đầy
Hòn Bụt đầy tại cửa phía Đông Bắc của vịnh Lan Hạ
Đăng ký nhận bản tin Đăng ký
Liên kết website