Xuất phát từ câu truyện dân gian, cuối thế kỷ 19, vào ngày đẹp trời có chiếc thuyền rồng chở 9 chị em đi vãn cảnh khu vực biển đảo Đông Bắc, không may trời nổi giông lớn trên biển, thuyền rồng chìm dần. Xác của 9 chị em trôi dạt đến các địa điểm khác nhau, người chị lớn trôi đến bãi cát ở quần đảo Đầu Bê (ngư dân lập lên miếu Bà Men). Xác chị lớn thứ hai trôi về Cái Làng Hạ (vịnh Lan Hạ, quần đảo Cát Bà). Xác người chị thứ 3 trôi về cửa xã Gia Luận ngày nay, còn các chị em khác hiển linh tại một số vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ.
Nằm trên vịnh Lan Hạ
Ngư dân Cái Làng Hạ và Cô Đô thuộc vịnh Lan Hạ lập đền thờ và đặt tên là đền “Vua Bà Làng Hạ”. Đầu thế kỷ 20, quân Pháp mở trận càn vào Cái Làng Hạ và thôn Cô Đô ở vịnh Lan Hạ để truy tìm cơ sở kháng chiến, người Pháp đã dỡ bỏ đền “Vua bà Làng hạ”.
Đền thờ Vua bà Làng hạ
Khoảng những năm 1981-1984, ngư dân tái thiết miếu Vua bà Làng hạ. Sử dụng đá cồn để xếp thành mặt bằng, vật liệu tái thiết đền thờ chủ yếu là tre nứa. Ngư dân đi biển thường đến khấn và dâng lễ trước mỗi chuyến đi biển; Những năm 2004, ông Trần Văn Vinh, sinh năm 1959, trú tại Tổ dân phố 11, thị trấn Cát Bà ngày nay, là ngư dân tại quần đảo Cát Bà đến dâng lễ và xin Vua Bà Làng Hạ phù hộ cho chuyến đi biển của mình.
Điện thờ
Chuyến đó Vua Bà ban cho ông đánh được gần 2 tấn Cá Nhụ. Số tiền Vua Bà ban cho được ông Vinh kè, cạp xây dựng lại ngôi đền. Trong các năm sau đó cùng với sự đóng góp của ngư dân trong và ngoài địa bàn, đền Vua Bà Làng hạ đã được chỉnh trang hơn, là điểm tâm linh của ngư dân mỗi ngày mồng một âm hàng tháng hoặc mỗi chuyến đi biển xa. Ngày 20/3 âm lịch hàng năm là ngày lễ chính của đền Vua Bà.
Thư tịch sắc phong Đền Vua bà Làng hạ
Bản dịch thư tịch sắc phong