//
wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Tên gọi và ý nghĩa đường, phố tại thị trấn Cát Bà
16/02/2022 3.678 lượt xem
Các phố, đường đã được công nhận tên gọi: 
Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Cát Bà có 6 phố và 2 đường đã được HĐND thành phố Hải Phòng ban hành nghị quyết công nhận. 6 phố gồm: phố Hà Sen, phố Cái Bèo, phố Tùng Dinh, phố Hoa Phong, phố Núi Ngọc; phố Cát Bà; 2 đường gồm: đường Cát Tiên, đường Hùng Sơn. Ý nghĩa các tên đường, phố gồm:

Phố Hà Sen: Từ ngã ba tổ dân phố Hùng Sơn đến ngã ba giao cắt đường Cái Bèo và đường ¼, dài khoảng 2,7 km. Phố Hà Sen là tên gọi cũ của đảo Cát Bà, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi đó huyện Cát Hải có tên gọi là huyện Nghiêu Phong, gồm 2 tổng: Đôn Lương (đảo Cát Hải ngày nay) và Hà Sen (đảo Cát Bà ngày nay) thuộc tỉnh Quảng Yên.

Phố Cái Bèo: Từ ngã ba giao cắt đường ¼ và đường Hà Sen đến bến tàu du lịch Cái Bèo, dài 1,53 km. Được lấy theo tên gọi của Làng chài Cái Bèo cổ, di chỉ khảo cổ học Cái Bèo (tên gọi Cái Bèo đã được giải thích tại điểm tham quan Làng chài Cái Bèo).

Phố Tùng Dinh: Điểm đầu và điểm cuối tại ngã 3 giao cắt đường ¼ và lối ra Cảng cá Cát Bà theo hình vòng tròn khép kín bao quanh vụng Tùng Dinh hiện nay, dài khoảng 1,2 km (tính cả phần cầu và đường dẫn vào Cảng cá), là khu phố thương mại phát triển, đặc biệt khi đường tránh Tùng Thu được mở, từ ngã ba giao cắt với đường Hà Sen tại tổ dân phố 2 thị trấn Cát Bà, phương tiện giao thông có thể đi qua bãi tắm Tùng Thu vào phố Tùng Dinh để đến trung tâm du lịch Cát Bà nhanh, không qua dốc chợ Cát Bà như trước đây. Tùng Dinh là tên gọi cổ của ngư dân trước đây gắn với tên gọi các Tùng, Áng…có đặc điểm là các vụng trên biển được bao bọc bởi các dãy núi, kín gió, tránh được giông, bão trên biển.

Phố Hoa Phong: Hoa Phong đã từng là tên gọi của huyện Cát Hải trước đây, tên gọi Hoa Phong xuất hiện từ thời nhà Lê sau khi đổi tên gọi từ Chi Phong trước đó. Đây là tuyến đường ngang, dài 150 m (từ khách sạn Sun and Sea đến nhà Công vụ huyện).

Phố Núi Ngọc: Lấy theo tên gọi của Núi Ngọc, hòn núi đứng độc lập hướng ra vịnh Cát Bà, dài 1,07 km. Là tuyến phố phát triển du lịch, thương mại của thị trấn Cát Bà, nơi tập trung hàng trăm khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng phục vụ khách du lịch.

Đường Cát Tiên (từ ngã ba chân dốc đường 1/4 ra bãi tắm Cát Cò 1), dài khoảng 300m, lấy theo tên gọi truyền thuyết các bãi tắm Cát Cò 1, 2, 3, nơi các tiên nữ thường xuống tắm biển và thưởng ngoạn cảnh đẹp của quần đảo Cát Bà.

Đường Hùng Sơn: Điểm bắt đầu từ ngã ba tổ dân phố Hùng Sơn, thị trấn Cát Bà giao cắt giữa tuyến đường 356 và Phố Hà Sen đi bến phà Gia Luận, dài khoảng 17 km.

Truyền thuyết về danh tướng Hùng Sơn người Làng Sò trước đây (thuộc xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải ngày nay). Có công đánh đuổi giặc Ân thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi mất, ông được nhân dân trong vùng lập đền thờ tôn làm Thành hoàng làng Sò, tức xã Nghĩa Lộ huyện Cát Hải ngày nay.

 Ở một góc độ khác, Hùng Sơn mang ý nghĩa là "núi của các Vua Hùng", nơi mà 4000 năm trước đây, nằm trong ranh giới nền văn hóa Văn Lang thuộc kinh đô Văn Lang, nơi các Vua Hùng trị vì. Với những ý nghĩa đó, việc đặt tên “Đường Hùng Sơn” cho tuyến đường này là không chỉ là một tên gọi rất đẹp, mà còn có ý nghĩa giáo dục lịch sử, truyền thống dân tộc, rất phù hợp với cả trong hiện tại và sự trường tồn lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Phố Cát Bà: tên thường gọi là đường ¼, thuộc thị trấn Cát Bà. Trước đây vào ngày 31/3/1959, Trong chuyến thị sát vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ quốc, Bác Hồ đã đến thăm, động viên nhân dân, cán bộ, chiến sỹ huyện đảo Cát Bà ngày ấy. Từ năm 1995 trở lại đây, lễ hội làng Cá Cát Bà được tổ chức vào các ngày trước, trong và sau ngày 31/3. Đặc biệt hoạt động trọng tâm vào chiều ngày 1/4 là giải đua thuyền rồng trên vịnh Cát Bà. Từ đó con đường trục chính ven biển này được nhân dân quen gọi là đường 1/4.

Trước đây, khu trung tâm giao thương của đảo ở đoạn trên đường 1/4 cũng đã từng được gọi là phố Cát Bà. Ngày nay quần đảo Cát Bà đã trở thành một địa danh nổi tiếng trong bản đồ du lịch của cả nước và quốc tế. Vì vậy việc đổi tên “đường ¼” hiện tại mang tên “Phố Cát Bà” là phù hợp với cả quá khứ, hiện tại và tương lai.

Ngày 10/12/2021, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND về việc đặt tên một số phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó có Phố Cát Bà, tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải (thường gọi là đường ¼ trước đây); Phố Cát Bà có điểm đầu từ ngã 3 Trung tâm thị trấn Cát Bà (tiếp giáp phố Hà Sen và phố Cái Bèo). Điểm cuối ở chân dốc khu du lịch Cát Cò 1. Phố dài 2.600m, rộng 18m.

Các đường, phố đang đề nghị được công nhận tên gọi
Các đường, phố còn hiện đang trong thời gian đề nghị HĐND thành phố Hải Phòng công nhận tên gọi, gồm: phố Núi Ngọc 2, đường Dốc Bèo, đường Tùng Thu

Phố Núi Ngọc 2: là tuyến đường mới chạy song song với một phần phố Núi Ngọc hiện nay. Điểm bắt đầu từ ngã ba giao cắt đường dốc Bèo đến cuối đường lô 2. Tuyến đường có độ dài 500m; chiều rộng mặt đường 8m, có vỉa hè, cây xanh. Hiện đã có khá nhiều khách sạn, nhà dân xây dựng, sinh sống.
Đây là tuyến đường lô 2 phía sau tuyến phố Núi Ngọc. Dự kiến đặt tên tuyến đường này là Phố Núi Ngọc 2, bởi khu vực này hiện tại và trong tương lai không xa sẽ trở thành khu phố du lịch thương mại phát triển của thị trấn Cát Bà.

Đường Dốc Bèo: Là tuyến đường bắt đầu từ ngã ba giao cắt giữa phố Cái Bèo đến điểm cuối giao cắt với phố Núi Ngọc, thị trấn Cát Bà (tạm gọi là đường núi xẻ). Đường có độ dài 200m, được hạ núi để thuận tiện cho giao thông từ trung tâm du lịch đi Bến Bèo tránh phải đi đường vòng qua đường Hà Sen.
Dự kiến đặt tên đoạn đường này là đường Dốc Bèo cũng rất có ý nghĩa bởi đoạn đường này dẫn từ trung tâm du lịch Cát Bà đi đến di chỉ khảo cổ học Cái Bèo, bến tàu du lịch Cái Bèo và tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Lan Hạ.

Đường Tùng Thu: Từ ngã 3 giao cắt với đường Hà Sen ở Tổ dân phố 2, đến điểm cuối ở ngã ba giao cắt với phố Tùng Dinh, dài khoảng 1,21 km. Đường Tùng Thu lấy theo tên gọi của vụng Tùng Thu, bãi tắm Tùng Thu. Trước đây khi chưa mở đường, vụng Tùng Thu là một vụng nhỏ trên biển, được che chắn bởi các dãy núi, hòn đảo phía trước lên tương đối ít sóng gió. Bản thân vụng Tùng Thu có bãi cát nhỏ ở sát chân núi. Trong khoảng những năm 2009, dự án đầu tư của tập đoàn Vinaconex phát triển khu đô thị Cái Giá (Cat Ba Amatina) đã bồi đắp thêm Cát để tạo mặt bằng đồng thời mở rộng bãi tắm Tùng Thu như hiện nay.

Các điểm đến khác
SỰ HẤP DẪN CỦA CÁC BÃI TẮM TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ SỰ HẤP DẪN CỦA CÁC BÃI TẮM TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ
Khi đi du lịch Cát Bà điều mà du khách cảm thấy thích thú nhất đó chính là các bãi tắm. Những bãi tắm của Cát Bà đều mang một vẻ đẹp tự nhiên, thơ mộng và say mê du khách. Bãi biển ở Cát Bà luôn quyến rũ du khách bởi làn nước trong xanh mát rượi, có nắng vàng rực rỡ, bãi cát dài trắng lấp lánh dài như vô tận.
Đền Áng Ván và Chùa Linh Quang Đền Áng Ván và Chùa Linh Quang
Nằm ven trên trục đường 356, tổ dân phố 1 thị trấn Cát Bà, xưa kia đền chỉ là gian nhà mái tranh, trải qua nhiều biến động lịch sử. Qua thời gian đền được nhân dân phát tâm công đức xây dựng như ngày nay
Điểm tham quan Đảo Cát Ông Điểm tham quan Đảo Cát Ông
Du khách đến với đảo Cát Ông nơi mà cảnh đẹp thật hữu tình, thơ mộng.
Đăng ký nhận bản tin Đăng ký
Liên kết website