//
wisswatches
bonniewatches
cheapchinajerseysfree
nikenflcheapjerseyschina
wholesalechinajerseysfreeshipping
cheapjordans1
cheaprealyeezysshoesforsale
chinajerseysatwholesale
yeezyforcheap
watchesbin
cheap-airjordans
Cát Bà Xanh - Điểm hẹn bốn mùa
Đăng ký dịch vụ
Thông tin & Sự kiện
Sự kiện nổi bật
Thông tin Kinh tế - Chính trị - Xã hội
Hoạt động Văn hóa - Thông tin - Thể thao & Du lịch
Giao thông đến và đi tại quần đảo Cát Bà
Hỗ trợ du khách tại Cát Bà
Cuộc thi tìm hiểu giá trị nổi bật toàn cầu của quần đảo Cát Bà
Cơ sở lưu trú
Khách sạn 5 sao
Khách sạn 4 sao
Khách sạn 3 sao
Khách sạn, nhà nghỉ khác
Homestay, bungalow
Các loại hình lưu trú khác
Điểm du lịch
Giới thiệu chung về huyện Cát Hải
12 xã, thị trấn thuộc huyện
Thị trấn Cát Bà
Xã Trân Châu
Xã Xuân Đám
Xã Hiền Hào
Xã Phù Long
Xã Gia Luận
Xã Việt Hải
Thị trấn Cát Hải
Xã Văn Phong
Xã Nghĩa Lộ
Xã Hoàng Châu
Xã Đồng Bài
Vịnh Lan Hạ
Vườn Quốc gia Cát Bà
Sơ đồ du lịch Cát Bà
Dịch vụ ăn uống
Các nhà hàng trên bộ
Nhà hàng nổi trên vịnh
Chương trình du lịch
Tham quan trên biển
Tham quan trên bộ
Tham quan kết hợp
Chương trình liên kết
Tour Combo Cát Bà
Dịch vụ khác
Dịch vụ Vận Tải
Dịch vụ Mua sắm
Dịch vụ Giải Trí
Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe
Các dịch vụ khác
Giới thiệu
Giới thiệu
Lịch sử hình thành
Thư viện
Thư viện ảnh
Thư viện video
Liên hệ
Trang chủ
Tin tức
Hoạt động Văn hóa - Thông tin - Thể thao & Du lịch
Tìm kiếm
Lễ hội Đình làng Trân Châu- gìn giữ nét văn hóa truyền thống của người dân đảo
11/03/2025
271 lượt xem
Cỡ chữ
Trân Châu là vùng văn hóa cổ, các trầm tích văn hóa của người Việt cổ còn lưu lại trong nhiều hang động trên địa bàn. Đình làng Trân Châu là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa tâm linh, nơi tụ hội, đoàn kết cộng đồng, đồng thời là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho thế hệ trẻ. Đình làng Trân Châu được khởi dựng từ thời Hậu Lê thế kỷ thứ XVIII và trùng tu lần cuối vào thế kỷ XIX năm 1825 với kiến trúc cổ kính. Đây là nơi thờ các vị Thành Hoàng làng: Quang Diệu Đôn Tĩnh, Cao Sơn, Quý Minh. Đình Trân Châu còn lưu giữ 6 sắc phong thuộc các đời vua Thiệu Trị, vua Tự Đức, vua Đồng Khánh và vua Duy Tân.
Trong chiến tranh chống Pháp, đình làng Trân Châu đã trở thành căn cứ cách mạng của quân và dân đảo Cát Bà. Đây là địa điểm để hội họp, tổ chức huấn luyện tập hợp lực lượng trong phong trào đấu tranh giành chính quyền của nhân dân địa phương. Cũng tại nơi đây, đơn vị bộ đội đầu tiên của đảo Cát Bà được thành lập gồm 2 trung đội C919. Đây là tuyến phòng thủ làng kháng chiến vững chắc, bảo vệ an toàn cho khu căn cứ Hà Sen. Năm 1949, đình làng Trân Châu bị giặc Pháp đốt phá, ngôi đình cũ chỉ còn phần móng. Với những giá trị lịch sử và là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử kháng chiến quan trọng, năm 2011, đình làng Trân Châu đã được UBND thành phố Hải Phòng công nhận là di tích lịch sử kháng chiến.
Đối với người dân xã Trân Châu,
Đình
làng
vừa là không gian văn hóa, vừa là không gian tôn giáo, tín ngưỡng,
được coi như ngôi nhà chung của làng
.
Năm 2008, Nhân dân và chính quyền địa phương đã đồng tâm cất dựng lại ngôi đình tại vị trí hậu cung của ngôi đình cũ trước đây, đồng thời lễ hội Đình làng cũng được khôi phục và tổ chức trở lại. Năm 2017, Đảng ủy, chính quyền xã phát động phong trào ủng hộ kinh phí trùng tu, tôn tạo Đình làng. Đến nay, quá trình trùng tu, tôn tạo đã hoàn thành khoảng 90%.
Lễ hội Đình làng Trân Châu được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ hội được bắt đầu bằng nghi lễ rước Thành Hoàng làng.
Đây vừa là nghi lễ tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước.
B
ài vị
các Thành Hoàng làng được
rước đến tất cả các thôn trong xã
với
ý nguyện
đưa
Thành Hoàng làng
đi thăm thú làng quê, báo cáo
những kết quả mà đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đã đạt đượ
c trong thời gian qua
. Một nội dung không thể thiếu trong nghi lễ tâm linh của lễ hội Đình làng là phần tế
Thành Hoàng làng.
Điều này vừa bày tỏ sự cung kính, nhớ ơn của người dân địa phương đối với các vị thần linh, vừa khơi dậy truyền thống lịch sử, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ
con cháu.
Các hoạt động của phần hội
gồm VNVN-TDTT
luôn thu hút được đông đảo Nhân dân và du khách thập phương. Năm nay, giải bóng chuyền các dòng họ đã thu hút sự tham gia của 8 dòng họ trong xã là : dòng họ Hoàng Lưu, Vũ Bá, Hoàng Văn 1, Hoàng Văn 2, Đỗ Quang, Phạm Đức,
Vũ Đình
và Lê Trọng. Giải được khai mạc vào sáng mùng 1 và kết thúc vào chiều ngày mùng 3/2 âm lịch
.
T
rong 3 ngày thi đấu
sôi nổi, các cầu thủ đã mang đến giải tinh thần thể thao cao thượng, song cũng nêu cao tinh thần quyết tâm, nỗ lực hết mình vì màu cờ sắc áo, nhằm mang vinh dự về cho dòng họ. Kết thúc giải, đội bóng chuyền nam của dòng họ Phạm Đức đã xuất sắc giành giải nhất và chiếc cúp vô địch. Đội tuyển bóng chuyền họ Vũ Bá đạt giải nhì. Thành công của
giải bóng chuyền các dòng họ xã Trân Châu không chỉ ở
chất lượng chuyên môn, mà còn để lại nhiều ấn tượng tốt, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết, vừa kết nối các dòng họ, cũng như khuyến khích, thúc đẩy phong trào TDTT ở địa phương ngày càng phát triển.
Đêm liên hoan văn nghệ được tổ chức vào tối ngày mùng 2/2 âm lịch
với 18 tiết mục của các hạt nhân văn nghệ đến từ 6 thôn trong xã cũng là hoạt động nhận được sự đón chờ của đông đảo người dân. Trân Châu là địa phương có thể coi là cái nôi của truyền thống VHVN-TDTT khu vực đảo Cát Bà nên tất cả các trận thi đấu bóng chuyền cũng như đêm liên hoan văn nghệ đều có hàng nghìn khán giả tới cổ vũ, thưởng thức, hòa mình vào không khí ngày hội. Các tiết mục văn nghệ đều được tập luyện nghiêm túc từ
trước đó
hàng tháng
, có sự dàn dựng công phu, đầu tư về trang phục, đạo cụ nên
đạt
chất lượng cao. Hạt nhân tham gia biểu diễn không chỉ là người dân đang sinh sống tại địa phương mà còn có nhiều người con xa quê cũng góp lời ca, tiếng hát và điệu múa, làm phong phú cho các tiết mục văn nghệ. Các thôn: Liên Hòa, Minh Châu, Hải Sơn, Liên Minh, Phú Cường và thôn Bến đều mang tới những nét riêng đặc sắc của thôn mình. Kết quả đêm liên hoan văn nghệ,
đội văn nghệ đến từ
thôn
Liên Minh
đã đoạt giải xuất sắc.
Lễ hội Đình làng Trân Châu với những hoạt động phong phú, sôi nổi không chỉ thu hút đông đảo người dân địa phương, du khách thập phương mà còn là niềm mong đợi, háo hức được trở về dự lễ hội quê hương của những người con Trân Châu đang sinh sống, học tập, công tác xa quê. Lễ hội năm nay được tổ chức chủ yếu trong 2 ngày cuối tuần, thời tiết thuận lợi nên đã thu hút hàng nghìn người về dự. Lễ hội khép lại trong niềm hân hoan, tinh thần đoàn kết và có cả sự tiếc nuối, hẹn mùa lễ hội năm sau. Đây là một trong những hoạt động gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa địa phương, làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần cũng như xây dựng mối đoàn kết cộng đồng, đồng thời góp phần làm tăng sự đặc sắc của các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện đảo.
Chia sẻ
Về trang trước
Gửi email
In trang
Các bài viết khác
Hội thảo “Thành phố Hải Phòng tiên phong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững”
01/04/2025 - 224 lượt xem
Hội thảo “Thành phố Hải Phòng tiên phong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững”
Khai mạc du lịch Cát Bà và Giải chạy Marathon Cát Bà 2025 - Heritage Road "Sải bước trên miền di sản".
31/03/2025 - 282 lượt xem
Khai mạc du lịch Cát Bà và Giải chạy Marathon Cát Bà 2025 - Heritage Road "Sải bước trên miền di sản".
Giải bóng chuyền nam huyện Cát Hải năm 2025 chào mừng kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ về thăm Cát Hải, Cát Bà 31/3/1959 – 31/3/2025
31/03/2025 - 285 lượt xem
Giải bóng chuyền nam huyện Cát Hải năm 2025 chào mừng kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ về thăm Cát Hải, Cát Bà 31/3/1959 – 31/3/2025
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký
Liên kết website
Chọn link liên kết
Công ty Tất Thành
catbabay.com.vn