//
wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Giới thiệu chung xã Nghĩa Lộ
10/08/2021 1.927 lượt xem
Nghĩa Lộ là một trong 12 xã, thị trấn thuộc huyện Cát Hải, có vị trí quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của thành phố Hải Phòng, phía Bắc giáp huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh bằng ranh giới sông Cái Tráp, phía Đông giáp xã Đồng Bài, phía Nam giáp xã Văn Phong và phía Tây là cửa sông Nam Triệu. Xã có tổng diện tích 802ha, 675 hộ với 2.337 người. Xã Nghĩa Lộ gồm 3 thôn: Thôn Ninh Tiếp, Thôn Minh Hồng, Thôn Minh Tân. Xã Nghĩa Lộ là điểm đầu của tuyến đường cầu Tân Vũ-Lạch Huyện trên địa bàn huyện Cát Hải và một phần của Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô Vinfast.
 

Đình, Miếu xã Nghĩa Lộ - cụm di tích lịch sử cấp thành phố 
Ngày nay truyền thuyết, thân tích, ngọc phả còn lưu danh những người từng giúp Vua đánh giặc như: tráng sĩ Hùng Sơn ở Nghĩa Lộ; các vị thần Cao Sơn, Quý Minh ở Đồng Bài ...Thân phả xã Nghĩa Lộ ghi: Do thường xuyên bị giặc biển quấy nhiễu. Vua Hùng phái sứ giả đến các nơi trong nước để cầu người hiền tài ra giúp nước. Ở vùng biên - đảo nay thuộc xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải có một tráng niên là Hùng Sơn xin được đầu quân diệt giặc. Cha Hùng Sơn mắt sớm, hai mẹ con làm lụng cần cù nuôi nhau. Là một người có sức khoẻ, lại giỏi võ nghệ, thạo nghệ đi biến đánh bắt cá tôm, Hùng Sơn xin phép mẹ ra đi giết giặc cứu nước. Người mẹ vui lòng, gạt nước mắt tiễn con trai duy nhất của mình ra trận. Hùng Sơn được nhà vua giao chỉ huy các tráng đỉnh miễn biển. Nhưng trong trận giao tranh với giặc, tướng Hùng Sơn đã anh dũng hy sinh. Thi thể của Hùng Sơn trôi về đảo quê hương tại khu gò Cốt Múa. Dân làng vô cùng thương tiếc, rước thi thể ông chôn cất trọng thê, rôi xây ngôi miều thờ tưởng niệm.

Dân làng tìm được một loại cây, đem trồng hai cây ở khu miễu thờ và một cây đem trồng nơi bà mẹ ở. Không a¡ biết tên cây, dân làng gọi là “cây Thơm”. Khi bà mẹ qua đời, dân làng mai táng chu đáo và cho dựng miều thờ dưới bóng cây. Ba “cây Thơm” này là những cô thụ đang toả bóng mát tại đình, miễu thờ Hùng Sơn và miếu Tổ Mẫu. Vừa qua, năm 2015, “cây Thơm” ở đình làng Nghĩa Lộ được Cục di sản Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam với tên gọi là cây Trôm.

Xuất phát từ truyền thuyết về Đức ngài Hùng Sơn; Vào thời vua Hùng Vương thứ 6 giặc Ân sang cướp nước ta, theo lời hiệu triệu của Vua Hùng nhân dân cả nuước đã anh dũng đứng lên đánh đuổi giặc ngoại sâm. Thời ấy ở làng Sò xã Nghĩa Lộ ngày nay, có bà mụ sinh hạ được một người con trai khôi ngô, tuấn tú, đĩnh ngộ lạ thường, bà mẹ đặt tên con là Hùng Sơn. Hùng Sơn lớn lên là một chàng trai văn, võ song toàn, giỏi nghề sông biển được bà con mến mộ thương yêu. Khi giặc Ân vượt biển sang xâm lược bờ cõi, Hùng Sơn đứng ra triệu tập binh mã thành lập đội thủy binh và xin phép Vua được ra chặn giặc. Đội thủy binh của danh tướng Hùng Sơn đã lập được nhiều chiến công gây cho quân địch nhiều phen khốn đốn làm chậm đường tiến quân của thủy quân giặc, tạo điều kiện cho Triều Hùng chuẩn bị lực lượng thế trận tiêu diệt quân thù.

Trong một trận giao chiến trước thế giặc mạnh, quân đông, thuyền lớn ông bị lạc vào vòng vây của giặc, sau nhiều lần tả xung hữu đột chém tướng, diệt quân của giặc đến lúc sức tàn lực kiệt ông đã anh dũng hy sinh. Thi thể của Hùng Sơn trôi về đảo quê hương tại khu gò Cốt Múa. Nghe tin ông hy sinh dân làng đến làm lễ mai táng ông rất kính cẩn và suy tôn ông làm Thành hoàng làng.

Đình làng Nghĩa Lộ hiện nay hiện hữu tại thôn Minh Tân, nơi có địa thế đẹp Đình làng được xây dựng tại mảnh đất cao ráo nhất làng, theo hướng tây bắc. Đình thờ Thành Hoàng làng là Đức ngài Hùng Sơn sau đó phối thờ thêm đức Đông Hải đại vương tức Đoàn Thượng một trang kiệt tướng thời nhà Lý, sau đó phối thờ thêm Phạm Tử Nghi tức Thánh Niệm một tướng thời nhà Mạc (1527-1592). Theo Hậu thần bia ký tại Đình làng Phong Niên khắc vào năm Chính Hòa 25 (1704), thì vùng đất Nghĩa Lộ ngày nay thuộc xã An Phong huyện Hoa Phong phủ Hải Đông, sang thời Nguyễn (1802-1901) xã An Phong đổi thành Phong Niên thuộc tổng An Khoái gồm 4 thôn làng Sò tức Nghĩa Lộ, làng Cả tức Phong Niên, làng Lép tức Ninh Tiếp và Đông Lâm tức Sư Lâm.

Khi lập làng thì phải có Đình lúc đầu đình làng làm bằng tranh tre, lứa lá sau đó do hỏa hoạn Đình làng bị cháy. Theo Hậu thần Bia ký lập ngày 19 tháng 12 năm Bảo Đại thứ 8 (1932) thì đình làng được xây dựng lại năm năm 1838, còn 5 sắc phong các đời Vua Tự Đức thứ 3 (1850), Tự Đức thứ 30 (1877), Đồng Khánh thứ 2 (1887), Thành Thái thứ nhất 1889, Duy Tân thứ 3 (1909). Đình làng được dân làng sử dụng thờ cúng các vị Thành Hoàng làng là Đức ngài Hùng Sơn, Đức Đông hải Đại vương và Đức ngài Phạm Tử Nghi.

Từ năm 1932 đến đầu năm 1953, Đình làng bị bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai sử dụng làm Đồn bốt song cũng tại nơi này dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và sự giác ngộ của một số anh, em binh sỹ bị ép cầm súng cho giặc đã nổi lên làm binh biến vào lúc 22 giờ ngày 25/01/1954, tiêu diệt 5 tên ngụy quân trong đó có 1 tên đại đội trưởng, quân địa phương thu giữ một số vũ khí, khí tài đồng thời đưa 14 anh em ra căn cứ an toàn. Đình làng còn tồn tại một thời gian sau đó bị phá hủy hoàn toàn, năm 1997 chính quyền và nhân dân địa phương đã khôi phục lại vọng trong của Đình, Lăng thờ các vị Thành hoàng làng và khu miếu Tổ sơn thánh mẫu tạo thành cụm di tích lịch sử văn hóa tại xã Nghĩa Lộ.

Cách đây hơn 200 năm ở đây đã được xây dựng một ngôi miếu nhỏ nhưng do biến cố của thời gian, ngôi miếu đã xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 2001 thì được tu bổ lại Lăng thờ đức ngài Hùng Sơn ở ngay trên nền Miếu cũ và xây thêm miếu mẫu thờ mẹ ngài. Đặc biệt còn lưu giữ được nhiều dấu tích vật chất cổ như: đồ thờ tự, gạch, đá, giếng cổ... Tại giếng cổ, nguồn nước sinh hoạt xưa của làng Nghĩa Lộ, nơi có miếu thờ Tổ mẫu và lăng mộ Ngài Hùng Sơn có bàn đá ở miệng giếng để mọi người tì dây kéo nước từ giếng lên dùng. Mặt ngoài tảng đá được trang trí chạm khắc hoa văn. Trải thời gian nhiều năm, hoa văn chạm khắc mờ, mòn, điểm tì dây kéo nước. Năm 2008 - 2009 bằng sự đóng góp của bà con nhân dân và quý khách thập phương đã xây được cổng Tam Quan, khu thờ mẫu, miếu bà chúa Nam Phương và tường rào.

Tháng 1 năm 2005 cụm di tích lịch sử Đình, Miếu cùng với lịch sử đình làng xã Nghĩa Lộ đã được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Cụm di tích lịch sử Đình, Miếu xã Nghĩa Lộ, tạo thành khu di tích lịch sử có cảnh quan phong quang, sạch đẹp, trang nghiêm làm nơi thờ cúng là điểm đến của quý khách thập phương của những người con xa quê hương về chiêm bái nơi cội nguồn quê cha đất tổ, cầu mong Thánh Mẫu, Thành Hoàng làng ban cho sức khỏe bình an, gia đình thịnh vượng, an khang. Tạo thêm một điểm nhấn của làng quê Cát Hải giàu truyền thống đánh giặc giữ Nước, xây dựng quê hương thêm nét văn hóa tâm linh của của người dân huyện Đảo.

Đường đến xã Nghĩa Lộ tại đây

Các điểm đến khác
Cây Trôm di sản gần 220 tuổi tại xã Nghĩa Lộ Cây Trôm di sản gần 220 tuổi tại xã Nghĩa Lộ
Ngày 4/9/2013, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã có quyết định công nhận cây Trôm (có tên khoa học là Sterculia foetidaL) trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đình, Miếu xã Nghĩa Lộ là cây di sản Việt Nam. Đây là cây xanh đầu tiên trên địa bàn huyện được công nhận là cây di sản.
Đăng ký nhận bản tin Đăng ký
Liên kết website