//
wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Giới thiệu thị trấn Cát Hải
09/08/2021 3.663 lượt xem
  Thị trấn Cát Hải nằm ở phía Đông Nam đảo Cát Hải, trải dài trên 3km từ bến Gót đến Cái Vỡ, phía Đông giáp Lạch huyện, phía Tây giáp xã Văn Phong, phía Bắc giáp xã Đồng Bài, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ. Thị trấn Cát Hải có diện tích khoảng 4km2, với 2.270 hộ dân và dân số là 6.142 người. Thị trấn Cát Hải chia thành 6 Tổ dân phố: Hải Lộc, Tiến Lộc, Hòa Hy, Lục Độ, Đôn Lương và Lương Lăng.

  Thị trấn Cát Hải là nơi có nhiều công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các khu dân cư đều có đình, chùa, nghè, miếu được xây dựng cách đây vài trăm năm. Ngôi đình và chùa cổ nhất phải kể đến là Chùa Hòa Hy có tên gọi là Tây Sơn, Kim Liên Tự được xây dựng từ năm 1625 và Đình Đôn Lương được xây dựng từ thời Hậu Lê (Lê Cảnh Trị năm 1663). Đình Gia Lộc được xây dựng năm 1816, Đình Lương Năng được xây dựng năm 1820.
  Theo cuốn Thần phả sắc phong năm (1925 – 1983) lưu giữ tại thư mục hương ước Việt Nam của Viện thông tin khoa học xã hội thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam thì hệ thống đình, chùa, đền, miếu ở Cát Hải được các triều đại nhà Nguyễn, từ thời vua Thiệu Trị (1846) đến thời vua Khải Định 9 (1924) ban nhiều sắc phong, trong đó: tại Gia Lộc có 13 sắc phong, Lục Độ có 7 sắc phong, Hòa Hy có 7 sắc phong, Lương Năng có 5 sắc phong, Đôn Lương có 7 sắc phong.

  Các ngôi đình, chùa ở thị trấn Cát Hải trước kia đều được xây dựng theo lối kiến trúc cổ với quy mô rộng lớn, có hậu đường đến gác chuông và nhiều pho tượng đẹp như tượng Tam Thế (là 3 vị quan âm), tượng phật và đặc biệt là tượng quan 42 tay rất điển hình của  nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 18. Nằm trong quần thể di tích đình, chùa Gia Lộc còn có một cây cầu đá 9 nhịp được xây dựng từ năm Minh Mệnh 19. Đây là công trình do nhiều người đóng góp, vợ chồng ông Nguyễn Khắc An và bà Nguyễn Thị Út đứng ra tổ chức thi công. Ngoài ra còn có tấm bia đá “Tân Tụ Thạch kiều bi ký” hình vuông. 4 mặt được khắc bằng chữ nho ghi tên những tập thể và cá nhân đã đóng góp làm nên quán chờ cây cầu đá bắc qua con sông chia cắt thị trấn Cát Hải và xã Nghĩa Lộ cũ.

  Các đình, chùa, miếu, nghè ở thị trấn Cát Hải trước kia là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang đậm sắc thái riêng của một vùng biển đảo như: Lễ hội kéo ngựa, hội chèo bơi 21 tháng giêng, lễ hội tháng 6 là hội chính của làng và nhiều hoạt động văn hóa giân gian khác. Đặc biệt tại Đình Hòa Hy, không chỉ là một công trình văn hóa mà còn là một địa điểm diễn ra các sự kiện chính trị của đảo Cát Hải. Ngay từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Ủy ban cách mạng lâm thời huyện Cát Hải đã phát động tổ chức “ Tuần lễ vàng”. Đây là nơi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa I ngày 6/01/1946 của các xã thuộc Tổng Đôn Lương.

  Trải qua những biến cố thăng trầm của thời gian, đặc biệt là qua 2 cuộc chiến tranh phá hoại của thực dân và đế quốc, đồng thời do sự xâm thực của nước biển nên diện tích các ngôi đình, chùa, miếu bị thu hẹp lại. Người dân Cát Hải đã khôi phục lại đình, chùa, miếu, nghè để phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Hầu hết đều được xây trên nền móng cũ nhưng không còn được như trước. Hiện tại ở thị trấn Cát Hải còn 4 ngôi đình, 5 ngôi chùa và 5 ngôi miếu, nghè. Trong số đó có Chùa Hòa Hy và Chùa Gia Lộc là 2 ngôi chùa còn giữ được là còn giữ được khá đầy đủ hệ thống tượng phật và những giá trị vật thể cổ. Chùa Hòa hy và chùa Gia Lộc được thành phố công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố năm 2004.

  Với giá trị về lịch sử và truyền thống văn hóa lớn như vậy, những năm qua đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Cát Hải đã bảo tồn và phát huy những nét đẹp truyền thống quý báu. Các di tích lịch sử được giữ gìn, bảo vệ, các đình, chùa, miếu, nghè được tôn tạo khang trang và là nơi thờ các vị thành hoàng làng, thờ phật và các vị thánh nhân, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân và khách thập phương.

  Nhiều nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống còn được tái hiện tại đây mà tiêu biểu là các lễ hội truyền thống của địa phương trong đó có các hội làng, hội kéo ngựa tại đình Đôn Lương. Tiêu biểu nhất là  Hội đua thuyền hay còn gọi Hội chèo bơi được tổ chức hàng năm vào dịp 21 tháng giêng âm lịch do Đảng ủy,  Ủy ban nhân dân thị trấn tổ chức.

  Lễ hội là sự tổng hợp sự linh thiêng và trần thế. Vào dịp hội đầu xuân thị trấn Cát Hải lại tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa riêng như tế, lễ cầu Đông Hải Đại vương phù cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa cá bội thu. Phần hội với các hoạt động chính là hội đua thuyền rồng trên biển, hội kéo co, thi cờ tướng, tổ tôm điếm, thi đan lưới, bóng chuyền. Vào ngày này người dân nơi đây còn có tục làm bánh trôi, bánh chay. Lễ hội hàng năm thu hút rất đông du khách trong và ngoài huyện đến dự.

  Là một địa phương không chỉ giàu truyền thống văn hóa, người dân thị trấn Cát Hải còn cần cù chịu khó, gắn bó đoàn kết giúp nhau trong cuộc sống và tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. 
Xem thị trấn Cát Hải Tại đây
Đăng ký nhận bản tin Đăng ký
Liên kết website